Chính phủ điện tử 2.0 Chính phủ điện tử

Chính phủ 2.0 là thế hệ tiếp theo của chính phủ điện tử. Trong khi chính phủ điện tử truyền thống tập trung mạnh vào các thay đổi công nghệ nội bộ thì Chính phủ 2.0 chuyển hướng tập trung vào người dân. Chính phủ điện tử 2.0 kết hợp các nguyên tắc cơ bản của Web 2.0 nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.[14]

Chính phủ điện tử 2.0 ngày càng mở rộng về khả năng tiếp cận thông tin cũng như chấp nhận các ý tưởng mới, ngày càng mang tính xã hội và lấy người dùng làm trung tâm.[15] Nó bao gồm các đặc điểm:

  • Hướng đến cộng đồng: Chính phủ điện tử 2.0 tập trung vào sự tương tác xã hội giữa người dân, chính phủ, các doanh nghiệp và giữa họ với nhau. Nó tạo cơ hội cho các cá nhân tham gia tích cực trong việc tạo, tổ chức, chỉnh sửa, chia sẻ, nhận xét và xếp hạng nội dung web cũng như hình thành mạng xã hội bằng cách tương tác và liên kết với nhau.
  • Nội dung do người dùng tạo dựng và phát triển: Người dùng không chỉ là chính phủ, mà các doanh nghiệp và người dân bên ngoài chính phủ tham gia vào việc đưa ra các đề xuất cải tiến, thêm ý tưởng, phát triển các ứng dụng mới, cuối cùng có thể đưa đến các loại mô hình kinh doanh mới.[14]
  • Nền tảng mở: Dữ liệu khu vực công được mở cho mọi người để cung cấp cái nhìn sâu sắc về hoạt động của chính phủ, hiệu quả chính sách.
  • Hợp tác: người dân, doanh nghiệp và chính phủ tạo ra nội dung, cùng tương tác với nhau. Chính phủ điện tử 2.0 trở thành một nền tảng (Platform) cho phép phát triển cộng đồng, chia sẻ, hợp tác, đồng sáng tạo và đổi mới.[16]

Các vấn đề của chính phủ điện tử 2.0:[15]

  • Tính bảo mật: do sự ra đời của công nghệ web 2.0, chính phủ đối mặt với các vấn đề về bảo mật, hacker, trộm cắp danh tính, lừa đảo, giả mạo, rò rỉ dữ liệu, giao dịch nội gián, ...
  • Duy trì một cộng đồng: xây dựng và duy trì cộng đồng là điều cần thiết.
  • Nỗ lực: thúc đẩy trao đổi và tham gia giữa người dân, doanh nghiệp, chính phủ có thể bị giới hạn bởi các nguồn lực để có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu.
  • Mất kiểm soát: quá minh bạch có thể khiến chính phủ mất quyền kiểm soát đối với việc làm chủ hệ thống thông tin và tính hợp pháp trong mối quan hệ với người dân, doanh nghiệp
  • Hệ thống và quy trình mới: Chính phủ điện tử 2.0 yêu cầu phát triển hệ thống vận hành với mạng lưới tổ chức lớn hơn và các quy trình mới để tạo thuận lợi cho chính phủ 2.0.
  • Quyền sở hữu trí tuệ: trí tuệ tập thể thường đặt ra nhiều vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ.
  • Dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư: Web 2.0 thiếu sự bảo vệ dữ liệu riêng tư. Rủi ro với chính phủ điện tử 2.0 thậm chí còn nhiều hơn vì nó liên quan đến danh tính và nhận dạng cá nhân.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chính phủ điện tử http://www.luanvan.co/luan-van/chinh-phu-dien-tu-o... http://www.kafleg.com.np/difference-between-e-gove... http://dic.gov.vn/vi/news/Tin-tong-hop/Chinh-phu-d... http://tapchimattran.vn/thuc-tien/chinh-phu-dien-t... http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/viet-nam-... https://www.e-spincorp.com/barriers-of-e-governmen... https://www.e-spincorp.com/definition-and-type-of-... https://www.e-spincorp.com/the-advantages-and-disa... https://sites.google.com/site/web20vachinhphudient... https://sites.google.com/site/web20vachinhphudient...